Đi bảo tàng không biết chán |
![]() |
![]() |
![]() |
Written by Admin 1 |
Tuesday, 19 June 2012 02:18 |
Vài dòng giới thiệu về bản thân: Tạ Việt Anh (1989). Sang Anh vào tháng 4/2010, đang theo học khóa Msc Finance and Management tại University of East Anglia London (UEA London). \ Đi qua hơn 30 bảo tàng Trước khi sang Anh, có rất nhiều bác khuyên tôi đi đến đâu, làm gì cũng nên ghé qua bảo tàng của khu đó để tìm hiểu về vùng đất mình đi qua, từ đó hiểu hơn về văn hóa con người UK. Mỗi khi có thời gian rảnh, tôi lại tìm đến một bảo tàng ở London để tham quan; hoặc khi đi du lịch tôi nhất định phải ghé qua bảo tàng của thành phố, vùng quê đó. Thế nên dù sống ở Anh mới hơn 2 năm nhưng số bảo tàng đặt dấu chân tôi đã lên đến con số 31! Có thể kể qua một vài địa điểm như Bank of England museum, Buckingham Palace, British musemum, Musemum of London, National Gallery, Royal Academy oì Music musemum, Westminster Abbey museum… Hầu hết bảo tàng ở UK đều mở cửa miễn phí cho tất cả mỗi người. Trong mỗi khu vực của bảo tàng đều có người quản lý, nếu bạn có thắc mắc gì hãy hỏi họ và sẽ được giải đáp ngay. Thỉnh thoảng sẽ có người diễn thuyết về hiện vật được trưng bày, còn lại tôi thường tự tìm hiểu thông qua các thông tin có sẵn trong bảo tàng.
Sự hiện đại trong các bảo tàng ở Anh thể hiện qua việc được trang bị rất nhiều thiết bị khoa học giúp khách tham quan dễ dàng tra cứu, tìm kiếm thông tin. Một số nơi còn có chữ nổi cho người khiếm thị đọc và trên màn hình có kèm theo phụ đề với nhiều ngôn ngữ để du khách dễ theo dõi. Những trò chơi giải trí như xếp hình, hỏi đố đã xóa đi cảm giác cứng nhắc mà bảo tàng mang lại, giúp mọi người được thư giãn và nhớ thông tin lâu hơn.
Bổ ích, thú vị Có người hỏi tôi rằng “Đi nhiều thế không sợ chán à?”. Câu trả lời của tôi dĩ nhiên là “không hề chán chút nào, trái lại còn thấy rất thú vị”. Vì mỗi bảo tàng đều có nét đặc trưng riêng, trưng bày những lĩnh vực và hiện vật khác nhau. Bảo tàng nào ở Anh cũng rất ấn tượng với tôi, đọng lại sâu trong trí nhớ nhưng nếu xếp hạng số 1 thì tôi sẽ chọn bảo tàng Bank of England. Là sinh viên ngành Finance and Management, tìm hiểu về ngân hàng là một việc rất quan trọng. Đến thăm bảo tàng này, bạn sẽ được giới thiệu quá trình hình thành và hoạt động của hệ thống Ngân hàng ở Anh bao gồm các chính sách, điểm mốc phát triển quan trọng, giúp người xem có cái nhìn tổng quát về hệ thống Ngân hàng. Tại đây còn trưng bày hàng trăm hiện vật liên quan đến Ngân hàng như tiền tệ, các chính sách kinh tế, phương thức hoạt động vận chuyển… Thăm quan Bank of England cho tôi cơ hội được mở mang kiến thức về ngành học của mình, có rất nhiều điều có thể áp dụng cho các giải pháp tài chính khi thị trường gặp khủng hoảng.
Gần đây nhất tôi có đi đến bảo tàng London- tại đây giới thiệu về thành phố London từ thưở sơ khai đến thời hiện đại bao gồm quá trình hình thành phát triển, các biến cố lịch sử. Nhờ đó tôi đã hiểu thêm rất nhiều về con người, xã hội nước Anh. Từ những điều nhỏ nhất như văn hóa uống trà, ăn uống, văn hóa party, các tập tục trong ngày lễ lớn…đến văn hóa tín ngưỡng. Ở Anh đều có trung tâm Hồi giáo, Hindu, Sikh và đạo Phật. Am hiểu lĩnh vực này giúp tôi có cơ hội làm quen với các sinh viên quốc tế, tránh va chạm với điều kiêng kỵ của mỗi nền văn hóa… - Với các bảo tàng liên quan đến nghệ thuật thường cấm chụp ảnh hoặc không cho mang các loại máy ảnh vào bên trong - Một số nơi không cho mang balo, túi to vào (bạn sẽ phải gửi bên ngoài bảo tàng nhé, hoặc sẽ bị kiểm tra kĩ lưỡng). - Đa số bảo tàng đều mở cửa miễn phí, riêng bảo tàng sáp Madame Tussaud ở London khách vào cửa phải mua vé. - Nghiêm cấm khách thăm quan sờ tay vào các hiện vật quý.
Việc tìm hiểu bảo tàng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho sinh viên nhưng mang kiến thức đó áp dụng như thế nào còn tùy thuộc vào chính bản thân các bạn. Tôi mong rằng sẽ ngày càng có nhiều bạn yêu thích bảo tàng, nhờ đó sẽ giúp bạn hiểu rõ, gần gũi hơn với đất nước bạn đang sinh sống, học tập! LIKA (ghi) |
Featured Video
