Cuộc chạy đua giành vé vào Hội sinh viên trường |
![]() |
![]() |
![]() |
Written by Admin 1 |
Tuesday, 19 June 2012 08:05 |
Nguyễn Thế Anh (1992) là học sinh ngành Tài chính kế toán- trường Đại học Southampton. Thời gian vừa rồi, không khí trong trường tớ lúc nào cũng sục sôi vì ở đây đang diễn ra cuộc chạy đua vào Hội sinh viên giữa các ứng viên. Và tớ cũng là 1 chân trong số các ứng viên đó…
Những vị trí hấp dẫn Nếu trường học nghiêng về mảng học thuật thì Hội sinh viên trường tớ đóng vai trò khác không kém phần quan trọng, hoạt động như 1 công ty với chuỗi shop, quán bar, pub, rạp chiếu phim, trung tâm thể thao… Vào buổi tối thứ 6 hàng tuần sẽ mời DJ về quán bar phục vụ cho nhu cầu nghe nhạc, xả stress của sinh viên. Trung tâm thể thao là một tòa nhà khá lớn với cơ sở vật chất khá đầy đủ, hiện đại, có bể bơi 6 làn, sân bóng trong nhà, sân cầu lông, tennis…Vậy nên sinh viên trường tớ không chỉ được học trong môi trường tốt mà còn được giải trí thả phanh với rất nhiều loại hình vui chơi! Trong Hội sinh viên có rất nhiều vị trí để ứng cử như: Chủ tịch, phó Chủ tịch, Đại sứ sinh viên…Quan trọng hơn hết vẫn là người Chủ tịch, bất kì ai đảm nhiệm vị trí này sẽ phải làm fulltime, được nghỉ học để dành toàn bộ thời gian điều hành Hội và còn được trả lương 20 ngàn bảng/ năm. Chủ tịch Hội có vai trò gần giống Tổng giám đốc trong công ty, mang tính chất xây dựng cơ cấu tổ chức chứ không phải là người điều hành trực tiếp. Có thể các bạn hơi bất ngờ trước thông tin này nhưng chính chủ tịch Hội sinh viên mới là người có quyền quyết định cần nâng cấp hay đầu tư cơ sở hạ tầng chứ không phải Hiệu trưởng đâu! Vai trò của người Đại sứ lại mang tính partime, làm không lương và là người điều hành trực tiếp cả hội sinh viên với con số gần 22000 người. Tớ đã ứng cử vào vị trí này vì nghĩ nó vừa sức mình và giúp tớ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với sinh viên, hòa đồng thật nhanh trong môi trường mới. Bây giờ nghĩ lại thấy mình cũng hơi liều vì tớ mới “chân ướt chân ráo” vào trường, là người Đông Nam Á duy nhất trong đợt tuyển cử nhưng vì “không có gì để mất”, nếu thất bại thì đó là bài học tốt cho mình nên tớ đăng ký ngay.
7 ngày đầy tâm huyết Dù quy mô hơi nhỏ nhưng bản chất và tinh thần lại giống hệt với cuộc tranh cử tổng thống các nước mà các bạn hay được xem trên TV, báo chí nhé. Mọi sinh viên trong trường đều có quyền ứng cử, các bạn sẽ viết bài giới thiệu về bản thân kèm kế hoạch cụ thể nếu mình được trúng cử sao cho thật thuyết phục.Thời gian vận động tranh cử là 1 tuần, đêm cuối cùng sẽ công bố kết quả người thắng cuộc, được tổ chức rất hoành tráng và truyền hình trực tiếp trên kênh của trường. Công việc cụ thể trong 1 tuần đó là các bạn sẽ đi nói với mọi người về kế hoạch và chính sách của mình thật ngắn gọn và cụ thể nhất để tiết kiệm thời gian và mọi người vẫn có thể hiểu được những lợi ích mình muốn mang lại cho họ. Ngoài ra mỗi ứng viên còn được lập ra một đội riêng để hỗ trợ mình trong cuộc chạy đua này. Để thu hút hơn sự chú ý của sinh viên, tụi tớ nghĩ ra rất nhiều màn thú vị như mặc các bộ trang phục quái dị, cầm bánh kẹo phát cho từng người một. Có bạn đến giảng đường xin phép giáo viên vài phút để trình bày về bản thân, có bạn lại đến khu kí túc xá gõ cửa từng phòng vận động, hay vừa cầm đàn vừa hát trước trường. Tớ có nickname là Panda nên tớ đã mặc nguyên bộ đồ gấu trúc to đùng, với số tiền hỗ trợ nhà trường phát cho là 20 bảng, tớ đã dùng để mua 1 loạt áo phông trắng, vẽ gấu trúc lên trên và phát cho đội của mình. Vậy nên nhìn đội hình tụi tớ rất đồng đều và rất gấu trúc ^^. 1 tuần trôi qua thật nhanh và kết quả là tớ chỉ kém bạn thắng cuộc đúng 2 phiếu, các bạn không thắng cuộc đã ôm nhau chia sẻ và có cả nước mắt vì mọi người rất tâm huyết, cháy hết mình với tuần tranh cử này. Hiện giờ tớ đảm nhận vai trò là đại diện cho sinh viên năm 1 khoa Tài chính kế toán, dù không mang tính định hướng phát triển nhưng nhờ công việc này tớ lắng nghe nhiều hơn từ các bạn sinh viên, truyền đạt khó khăn lên giảng viên và cùng giúp đỡ mọi người nếu gặp khó khăn trong học tập. Thỉnh thoảng tớ hay tự hỏi rằng trong 6 tháng ở Anh mình đã làm gì được gì vì trước khi đi tớ đã đặt ra cho mình khá nhiều mục tiêu. Tớ hy vọng thời gian sắp đến mình sẽ hoàn thiện bản thân hơn để đạt được những gì đã vạch ra.
LIKA (ghi) |
Featured Video
