[V055] Niềm mong một ngày được trở lại nước Anh - Lê Thị Bích Hồng
Xứ sở của hoa
Chúng tôi đến Vương Quốc Anh tham gia khóa bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo “Quản lý di sản văn hóa” trước thềm Olimpic London. Đón đoàn ở sân bay Heathrow là Anna Maria Kotarva, người Ba Lan vì yêu “xứ sương mù” đã theo chồng về Anh quốc. Xe chở đoàn đến ký túc xá Đại học Oxford Brookes.
Chụp cùng người đóng là lính La Mã cổ tại bảo tàng Roma Baths
Đến viếng mộ Các Mác
Cung điện Blenheim
Giờ học tại Trường Đại học Oxford
Buổi học ngoại khóa bên ngoài
Ngoài phòng học
Vừa đặt chân đến nước Anh, tôi thực sự ngỡ ngàng trước bức tranh mùa Đông tan băng. Tôi mê mải ngắm sương mù bao phủ trên cây cổ thụ trơ cành. Tôi dán mắt vào những thảm cỏ xanh non mỡ màng trải dài trên dọc quốc lộ và từng đàn cừu, đàn bò thung thăng gặm cỏ. Tôi tròn mắt trước cây leo nhằng nhịt bám trên tường nảy lá non. Nhưng ấn tượng nhất với tôi là hoa. Ở đâu cũng thấy hoa. Trên cây, hoa nở bung muôn sắc màu, có khi trắng xóa như tuyết, lại khi trắng hồng lung linh, rồi lại vàng tươi rắc từng bông li ti dệt thành tấm thảm bông. Từng giỏ hoa xinh xinh treo trước hiên nhà đu đưa cùng tiếng chuông gió. Dưới mặt đất là những thảm hoa muôn vạn sắc màu. Hai bên đường, trước hiên nhà, những luống hoa hồng, tulip, violet, cánh bướm... Trong muôn sắc hoa ấy, tôi rất thích loại hoa thân mềm, màu vàng rực rỡ, giống hoa thủy tiên ở Việt Nam. Chưa biết tên hoa thì tình cờ quảng cáo tại bến xe trường Oxford đã cho tôi câu trả lời. Đúng, là hoa thủy tiên (Daffodille). Điều kỳ diệu hoa “biến tấu màu” lúc trắng, khi vàng nhạt, nhưng chủ đạo vẫn là sắc vàng rực rỡ. Tôi gặp thủy tiên vàng trên đường, trong vườn, trước cửa nhà, viền trong những tòa lâu đài cổ, trong siêu thị, ngoài cửa hàng hoa, trên đầu xe hơi… Hoa Daffodille trong các shop ở London, Mancherter, Oxford có giá khoảng £ 2.99.
Chụp với giảng viên Anna, Mike, Ast
Giờ học của cô giáo Tam Sin
Hướng dẫn tham quan bảo tàng
Lãng du qua những miền văn hóa
Nước Anh là một quốc gia đa văn hóa có nguồn gốc chủng tộc, tôn giáo và văn hóa khác nhau. Như “tấm vé thông hành”, văn hóa nối kết mọi quốc gia lãnh thổ. Tôi bị thôi miên bởi các công trình kiến trúc cổ thâm nghiêm, các làng mạc yên bình, các thị trấn sống động, các điểm du lịch thiên nhiên hấp dẫn…
Tôi tận dụng tối đa thời gian để có cơ hội tìm hiểu nền văn hóa đa dạng này. Giáo viên đã chọn những điểm đến ấn tượng. Chúng tôi đã đặt chân tới một số di sản thế giới tại Anh.
Tôi như lạc vào giữa những tượng đài đá hùng vĩ Stonehenge-di sản văn hóa được UNESCO công nhận năm 1986.. Tôi kinh ngạc và không thể hiểu những khối đá khổng lồ (45 tấn) cách xa hơn 20 km được vận chuyển thế nào để dựng lên một kiệt tác của nhân loại - một biểu tượng nổi tiếng của nước Anh. Vòng tròn đá Stonehenge được bảo vệ nghiêm ngặt “Ngắm vô tư”, nhưng “cấm chạm hiện vật”. Còn “Quốc lộ đá” Avebury thì du khách đi lại tự do. Tiến sĩ Peter Walton chỉ những “vị khách” cừu nối đuôi nhau chạy tung tăng trên đồng cỏ. Chính sự có mặt của lũ cừu đã làm đồng cỏ không biến thành rừng. Những làng cổ vùng Avebury được bảo tồn trong dân, trở thành điểm du lịch thân thiện.
Tôi ngỡ ngàng trước thành phố Bath Spa mang phong cách kiến trúc La Mã. Sau khi thôn tính nước Anh, người La Mã đã xây dựng thành khu nghỉ dưỡng kết hợp spa cho quân lính. Qua bể tắm, người mặc trang phục lính La Mã cổ đại đang… ăn trưa. Khi thấy chúng tôi có nguyện vọng lưu lại hình, anh “lính La Mã” bỏ dở việc ăn.
Đi chơi ở thành phố Oxford
Hoa thủy tiên
Thăm bảo tàng ở thành phố Oxford
Cùng các thanh niên Anh ở bảo tàng Oxford
Nơi quay phim Harry Potter
Lâu đài Blenheim được công nhận năm 1987. Đây là một dinh thự đẹp nhất nước Anh, tọa lạc trên một ngọn đồi ở Woodstoxk. Công trình lịch sử nghệ thuật này là món quà của Hoàng hậu Anne tặng cho Công tước Marlborough sau chiến thắng quân Pháp năm 1704. Lâu đài hơn 300 năm tuổi, nằm trong vườn quốc gia rộng hơn 200 mẫu với khung cảnh lãng mạn hài hòa của vườn cây, hoa, đồng cỏ, cánh rừng, hồ nước… tạo nên một khối kiến trúc quý tộc độc đáo và hoàn mĩ thế kỷ XVIII theo trường phái “nghệ thuật cung điện gắn kết với tự nhiên” của Pháp. Winston Churchill - Thủ tướng Anh thời chiến tranh thế giới thứ II đã sinh ra ở đây. Hiện hậu duệ của công tước, gia tộc Churchill vẫn đang sống ở Blenheim và đón du khách đến thăm di sản thế giới do gia đình quản lý.
Đoàn đã đến Sân vận động Manchester United (M.U). Người hướng dẫn Bảo tàng nhanh nhẹn, vui tính đưa đoàn lướt qua nơi lưu giữ các Cúp vô địch, kỷ niệm chương các danh thủ của CLB; qua đường hầm Munich, và đến Sân vận động “Con Quỷ đỏ” với sức chứa khoảng 76.000 người. Khi nhạc bật lên, chúng tôi xếp 2 hàng bước ra như những cầu thủ. Khi trở lại quầy hàng lưu niệm, chúng tôi được nhận tấm Bằng chứng nhận tham quan Bảo tàng và vận động của M.U khổ A4 đã có tên và chữ ký của Sir Alex – Người hơn 26 năm dẫn dắt Quỷ đỏ tuyên bố về hưu khi kết thúc mùa giải năm nay. Tôi thán phục công nghệ kinh doanh “thương hiệu” Manchester United. Mỗi năm, khoảng 300.000 lượt khách tới thăm và tổng doanh thu từ thăm quan ước đạt 4,5 triệu bảng.
Từ thành phố Oxfodr chúng tôi đến London. Mộ Các Mác là điểm đến đầu tiên. Mộ gia đình Các Mác (5 người) trong nghĩa trang tư Highgate. Sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, những người dân Đức mỗi khi đến viếng mộ Mác đều không yên lòng khi thấy ông nằm trong nghĩa trang Highgate cùng với những ngôi mộ không tên tuổi. Khi biết ý định của Thủ tướng Đức Helmut Kohl định gửi 10.000 USD tu sửa mộ, Thủ tướng nước Anh Thatchơ tuyên bố: "Các Mác đã chọn nước Anh là nơi an nghỉ cuối cùng thì việc tu sửa phần mộ Mác là quyền và trách nhiệm của nước Anh…". Thể hiện tấm lòng thành kính, trân trọng ông, mộ của ông và gia đình đã được sang sửa khang trang. Ngày nào trên mộ Các Mác cũng có hoa của những người yêu mến đến thăm viếng.
Chiều chiều, tôi dạo trên “thành phố đại học” Oxford. Không rộng lớn và nhộn nhịp như London, nhưng Oxford thân thiện với nhiều điểm du lịch. Chúng tôi thỏa sức chiêm ngưỡng những tòa lâu đài xây dựng từ thế kỷ XI như University Church of St.Mary the Virgin, bảo tàng Oxford, thư viện Bodleian, quảng trường Radcliffe Camera... Trường Christ Church là một trong những trường “top” của Oxford và là nơi quay bộ phim Harry Potter nổi tiếng. Những chiếc xe đạp dựng ở bờ tường, đầu đường phố khá lạ.
Tôi ngộ ra khái niệm tính nguyên bản giữa châu Âu và châu Á có sự khác biệt. Di sản văn hóa của châu Âu nói chung, Vương quốc Anh nói riêng thường được giữ nguyên trạng. Bài học cho tôi khi đến xứ sở sương mù chính là kinh nghiệm qua chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Mô hình quản lý di sản văn hóa theo công thức:
Giá trị + Đe dọa = Bảo tồn
Con người thân thiện
Cảm nhận đầu tiên đối với tôi là sự thân thiện. Ở đâu, tôi cũng nhận được ánh mắt, nụ cười mến thương; cử chỉ lịch thiệp, nhường nhịn; tác phong nhanh nhẹn; yêu đọc sách…
Tôi quý trọng và ngưỡng mộ nữ thủ tướng đầu tiên của Anh - bà Margaret Thatcher - người phụ nữ quyền lực- “người đàn bà thép” đã góp phần kết thúc Chiến tranh Lạnh và là nhà cải cách kinh tế.
Tôi cực kỳ ấn tượng với hình ảnh gần gũi của David Cameron - thủ tướng trẻ nhất nước Anh trong 200 năm qua, bế đứa con trên ngực đi trên đường phố. Những người bạn nước Anh đã để lại trong tôi bao tình cảm mến thương, nhung nhớ…
Nước Anh luôn là địa chỉ hấp dẫn trong giáo dục đào tạo. Du khách chọn nước Anh là điểm đến không chỉ lần đầu. Và tôi cũng là vị khách trong số đông ấy muốn có cơ hội được trở lại nước Anh bởi…sự hấp dẫn của nó.
Lê Thị Bích Hồng
Khóa học và trường học tại Anh: Đại học Oxford Brookes
Thời gian ở nước Anh: 12/3/2012 đến ngày 24/3/2012
Mục đích: Nghiên cứu văn hóa dành cho đối tượng cán bộ quản lý
Bài liên quan
- [V001] Winchester – Nguyễn Quí Hiển
- [V002] Có một đất nước như thế - Nguyễn Ngọc Sinh
- [V003] Chuyện tình UK - Nguyễn Huyền My
- [V004] Sheffield Nàng sơn nữ tôi yêu - Phan Đình Quyết
- [V005] Bristol streamlines - Đỗ Trường Giang
- [V006] Lặng lẽ Luân Đôn - Đặng Huỳnh Mai Anh
- [V007] Con có thích nước Anh không? - Nguyễn Kiều Anh
- [V008] Bà chúa Tuyết - Nguyễn Lê Hoàng
- [V009] UK, 3 tháng và mình - Phạm Ngọc Minh Trang
- [V010] Mùa Xuân - Szomborg Hương Thảo
- [V011] Tôi đến với nước Anh cũng bởi cái Duyên - Đỗ Thị Thu Thơm
- [V012] London Đen, Trắng, Vàng - Bùi Trà My
- [V013] Lâu đài trên mây - Trần Hoàng Khánh Linh
- [V014] Coventry và những kí ức ngắn ngủi của tôi - Nguyễn Đức Tuấn
- [V015] Anh quốc - Đất nước của những giấc mơ - Nguyễn Liên Hương
- [V016] Nước Anh và những cây dù - Lê Hồng Trang
- [V017] SVUK CUP - Đam mê bóng đá Việt tại Anh - Minh Quân Hoàng
- [V018] Trái tim London - Đoàn Xuân Hải
- [V019] Chia ly mùa thu - Phạm Thị Thu Huyền
- [V020] Giáo dục Anh - Đôi điều cảm nhận và suy nghĩ từ một khóa học - Nguyễn Thị Thu Thủy
- [V021] Những khoảng trời London trong trái tim tôi - Nguyễn Thị Kim Thu
- [V022] Stirling, Nước Anh Và Những Hoài Niệm Dấu Yêu - Huỳnh Ngọc Mai
- [V023] Note cho ngày chia tay - Hoàng Kim Thu
- [V024] Cổ tích về những cây cầu London - Hoàng Thu Phương
- [V025] Nước Anh với con đã không chỉ là "YÊU" - Bùi Thị Hồng
- [V026] UK và những bước chân chưa dừng lại - Nguyễn Thanh Huyền
- [V027] Đừng bỏ rơi giấc mơ - Phạm Hải Chung
- [V028] Nước Anh - Một vòng trải nghiệm - Nguyễn Tuyết Trinh
- [V029] Bournemouth – Góc nhỏ bình yên - Vũ Thị Quỳnh Phương
- [V030] Tôi đi tìm... tôi - Nguyễn Thu Giang
- [V031] Đừng chọn UK nếu bạn chưa sẵn sàng - Quách Thị Thu Hương
- [V032] Về Bath, về những ngày vàng hạnh phúc - Đỗ Minh Huyền
- [V033] London - Cuộc hành trình tuổi trẻ - Nguyễn Ánh Hồng
- [V034] Nước Anh - Những khoảng lặng trong tôi - Nguyễn Mạnh Cường
- [V035] Southampton: bệ phóng cho thành công - Lê Trung Hiếu
- [V036] Cảm xúc - Trần Khánh Linh
- [V037] UK - Bầu trời ký ức trong tôi - Phạm Thị Thanh Huyền
- [V038] Newcastle Upon Tyne - Vẫn mãi một tình yêu - Phạm Xuân Quyết
- [V039] Nước Anh trong mắt tôi - Ước mơ đã thành hiện thực - Phạm Minh Tâm
- [V040] London - Kí ức những ngày xuân hạ thu đông - Nguyễn Thùy Dương
- [V041] Khám phá chính mình - Lê Thị Huyền Trang
- [V042] London - Tôi yêu - Nguyễn Thị Thu Huyền
- [V043] Trà chiều - Vũ Nguyễn Hà Anh
- [V044] Ở Anh, tôi thấy mình an nhiên - Bùi Thị Ngọc Thảo
- [V045] Trường đời - Nước Anh - Trịnh Thị Hoàn Hảo
- [V046] Nước Anh và một lần tôi đến - Nguyễn Văn Hòa
- [V047] Nước Anh trong mắt tôi - Khi những điều nhỏ bé trở nên đặc biệt - Ninh Thị Thanh Hà
- [V048] Bản lĩnh - Trần Bảo Anh
- [V049] Tôi nợ nước Anh một lời cảm ơn - Nguyễn Thị Hoài Thương
- [V050] Những lá thư tay - Đào Minh Trang
- [V051] - Nước Anh, vương quốc trong mơ của tôi - Chu Thị Lữ
- [V052] - Viết tặng con - Phạm Thị Lê Vân
- [V053] - Ước mơ là của riêng mình - Ngô Lê Hoàng Phương
- [V054] - Những thứ không tên - Đỗ Thị Trà Mi
- Cuộc thi “Nước Anh trong mắt tôi 2013” – một chặng đường ấn tượng
- Công bố kết quả cuộc thi Nước Anh trong mắt tôi 2013
Bạn muốn bình chọn và bình luận cho bài dự thi này?
























