Đại học Bristol nghiên cứu công thức làm nên bài hát “hit”
Các nhà khoa học tại Đại học Bristol đã phát minh ra một công thức để dự đoán liệu một ca khúc có trở thành một ‘hit song’ hay không (hit song – bài hát thành công và đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng âm nhạc).
Nhóm nghiên cứu thuộc khoa Toán Kỹ thuật, Đại học Bristol đã nghiên cứu về khả năng tạo ra thành công của một ca khúc trên bảng xếp hạng Top 40 nhờ âm điệu của bài hát đó. Tijl De Bie, Trưởng nhóm dự án, Giảng viên cao cấp về Trí tuệ Nhân tạo nói: ‘Không dễ để kết luận về vai trò của âm điệu trong việc tạo nên thành công của một bài hát vì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng thành công của một bài hát như ngân sách marketing, quảng bá bài hát hay mức độ nổi tiếng sẵn có của nghệ sĩ/ban nhạc.’
Nhóm đã nghiên cứu các yếu tố âm nhạc của bài hát như tempo (độ nhanh chậm), nhịp, độ dài, cường độ âm thanh và tính đơn giản. Sau đó các nhà nghiên cứu đã tính toán các đặc tính âm thanh của những bài ‘hit’ để tạo ra một ‘công thức bài hát hit’ hay phương trình ‘hit song.’ Phương trình ‘hit song’ chỉ ra tầm quan trọng của mỗi yếu tố về âm thanh trong việc tạo nên một bài hát thành công.
Nhóm nghiên cứu sử dụng ‘phương trình’ này để tính điểm cho các bài hát. Dựa vào điểm số này, nhóm nghiên cứu thấy rằng họ có thể dự đoán chính xác tới 60% về khả năng một bài hát có thể lọt vào Top 5 trong bảng xếp hạng âm nhạc Vương quốc Anh hoặc sẽ không bao giờ chạm tới Top 30.
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một ứng dụng web (www.scoreahit.com/app) cho phép mọi người có thể nhập dữ liệu, tính điểm và dự đoán khả năng thành hit của bất kì bài hát nào.
De Bie rất hào hứng với các ứng dụng thực tế của nghiên cứu này; anh nói: "Các nhạc sĩ có thể sử dụng ứng dụng này dự đoán tiềm năng của những tác phẩm của mình. Ngoài ra các công cụ giới thiệu âm nhạc có thể sử dụng ứng dụng này để giới thiệu các ca khúc có tiềm năng thành "hit" nhưng chưa được biết đến rộng rãi, hoặc giới thiệu những tác phẩm có chỉ số thành hit thấp tới những ai thích âm nhạc phi thương mại. Các hãng ghi âm và các nhà sản xuất âm nhạc có thể sử dụng ứng dụng này để chọn lọc các ban nhạc một cách nhanh chóng và hiệu quả."
De Bie tin rằng phương pháp này cũng có thể được áp dụng đối với các quốc gia khác. Anh nói: ‘Chúng tôi đã kiểm nghiệm với các bài hát trong bảng xếp hạng của Anh và cũng đã thử nghiệm những bài hát từ các bảng xếp hạng của các quốc gia khác. Nhưng ở mỗi nước khác nhau, phương trình ‘hit song’ sẽ rất khác nhau; ví dụ như chúng tôi đã thử với một số bài hát thành công củaBrazil, nhưng những bài hát này lại ghi ít điểm theo phương trình ‘hit song’ của chúng tôi.’
Theo Club UK
Bài liên quan
- Lễ hội Văn hóa Việt Nam 2012 tại London
- Cụ ông rơi tiền được hàng chục thanh niên nhặt giúp
- SVUK CUP 2012 - Đến hẹn lại lên
- Ngày hội Việt Nam tại London
- Những đại học đào tạo ra nhiều tỷ phú nhất
- Top 10 trường ĐH dễ kiếm việc nhất Vương quốc Anh
- Thư gửi các bạn sắp tới Manchester
- Buổi trò chuyện với Ngân hàng Đông Á tại London
- Olympics London mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên
- 16 sự kiện không nên bỏ lỡ tại Vương quốc Anh (Phần 1)
- 16 sự kiện không nên bỏ lỡ tại Vương quốc Anh (Phần 2)
- 16 sự kiện không nên bỏ lỡ tại Vương quốc Anh (Phần 3)
- “Trải nghiệm với Tandem Skydiving: Quá đã!"
- May mắn chỉ đến một lần trong đời
- Student Investment Challenge 2012
- Gặp gỡ Ông Trần Trọng Kiên - CEO của Thien Minh Group
- Vietpro hỗ trợ du học sinh Việt Nam hướng nghiệp tại Anh Quốc
- Minh Trang - Cô bạn tín đồ của thế giới Vintage
- VietPro đến Warwick
- Bức tranh phong cảnh UK: Đẹp ngỡ ngàng!
- Câu chuyện về tình bạn nhiều màu da
- Chốn ăn ở của tớ ở UK là...khách sạn 4 sao
- London - Những mảng màu cuộc sống
- Nước Anh: Miền đất hứa của tôi
Bạn muốn bình chọn và bình luận cho bài dự thi này?